Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn, cha mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn, cha mẹ nên làm gì?

Việc trẻ sơ sinh vặn mình, rặn, rướn mình hay ọc sữa khi ngủ là rất phổ biến. Dù vậy, các mẹ không nên chủ quan nếu hoạt động này diễn ra thường xuyên vì nó sẽ gây hại cho sự phát triển của trẻ. Vậy vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn và cha mẹ nên làm gì khi thấy con gặp tình trạng nay? Hãy cùng Kidslife tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn khi ngủ

Hầu hết trẻ sơ sinh vặn mình từ khi mới sinh đến vài tuần tuổi là do trẻ chưa kịp thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về lý do tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn. Để xác định xem đây là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ hay là một triệu chứng bệnh lý có hại.

Biểu hiện sinh lý bình thường

Triệu chứng vặn mình và rặn là rất thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Điều đó không có gì đáng lo ngại, với những biểu hiện dưới đây:

  • Một trong những yếu tố khiến trẻ không ngủ ngon giấc chính là môi trường xung quanh. Các yếu tố khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình có thể là quá nhiều ánh sáng (chói), tiếng ồn lớn và nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Trẻ bị đói: Vì dạ dày của trẻ còn rất nhỏ nên trẻ chỉ bú được một lượng nhỏ sữa mẹ trong mỗi cữ bú. Do đó các mẹ phải chú ý đến thời gian cho trẻ bú, thông thường khoảng 2-3 giờ thì cho trẻ bú một lần. Nếu mẹ bú bình thì sau 3 – 4 giờ mới nên cho trẻ bú. Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ có thể khác nhau và đòi bú bất cứ lúc nào, vì vậy nếu bạn thấy trẻ cựa quậy, vặn mình, uốn mình, v.v., thì bạn nên lưu ý cho bé bú ngay. 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn

  • Do cơ vòng bàng quang của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên khi cố gắng đại tiện hoặc tè, trẻ sẽ có phản xạ vặn mình và rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn cũng có thể do tã của bé bị ướt.
  • Khi bị quấn chăn quá chặt, trẻ sẽ vặn mình và xoay người do bị khó chịu.
  • Nếu bé thường có các biểu hiện vặn người và rặn, nhưng không quấy khóc khó chịu, không ói, vẫn lên cân tốt. Thì đó là dấu hiệu bình thường, không có gì đáng lo cả. Các mẹ chỉ cần tìm ra nguyên nhân và xử lý phù hợp thì trẻ sẽ ngoan trở lại ngay.

Biểu hiện dấu hiệu bệnh lý

Khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn (cả trong lúc ngủ hoặc lúc không ngủ) và kèm theo 3 hoặc nhiều dấu hiệu sau:

– Trong 5-6 tháng đầu trẻ khó ngủ, trằn trọc và không ngủ được ít nhất 15 – 17 tiếng cả ngày lẫn đêm.

– Trẻ thường xuyên thức giấc trong đêm, dễ giật mình, trằn trọc, đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, dễ bị nôn trớ, rụng tóc, quấy khóc và chậm tăng cân trong ba tháng đầu (dưới 800 gam/ tháng).

Nếu vậy, hơn 90% khảng năng là do trẻ em bị thiếu vitamin D ngay từ khi còn trong bụng mẹ dẫn đến thiếu canxi. Và chúng là những dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh còi xương, cha mẹ nên phát hiện và chữa trị kịp thời cho trẻ. Theo thống kê của Việt Nam, cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị còi xương và hơn 1/3 trẻ bị suy dinh dưỡng. Do đó, vitamin D3 là rất quan trọng.

Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình là do bệnh lý

Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình là do bệnh lý

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và rặn?

Nếu bé chỉ vặn mình và rặn do biểu hiện sinh lý bình thường thì cha mẹ không cần phải lo lắng. Vì sau khoảng 2-3 tháng những triệu chứng này sẽ hết. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài trên 3 tháng kèm theo các biểu hiện bệnh lý thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Vì đó có thể là bé thiếu canxi hoặc hệ tiêu hoá hoạt động không tốt. Dưới đây là một số việc cha mẹ nên làm:

Chú ý đến các yếu tố môi trường xung quanh

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn là do giấc ngủ của trẻ chưa sâu. Để đảm bảo trẻ ngủ ngon và đủ giấc, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát đồng thời hãy kiểm tra và đảm bảo nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh.

Nệm cho trẻ sơ sinh ngủ phải bằng phẳng và sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ nên kiểm tra tã của trẻ hàng ngày để đảm bảo bé sẽ được khô thoáng và thoải mái cả ngày.

Khi thấy trẻ vặn mình và rặn khi ngủ, hãy xoa dịu bé

Khi nhận thấy trẻ sơ sinh đang ngủ mà vặn mình, mẹ có thể ôm trẻ vào lòng và vỗ về, ôm ấp để giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm. Bạn có thể ru trẻ ngủ bằng cách bật những bản nhạc du dương, êm dịu.

Bổ sung Canxi cho bé

Trẻ sơ sinh và đặc biệt là trẻ sinh non rất dễ bị thiếu hụt Canxi khi vừa mới chào đời. Thiếu canxi khiến trẻ mệt mỏi và hay vặn mình. Do đó, mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ tắm nắng thường xuyên.

Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ tắm nắng thường xuyên.

Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ tắm nắng thường xuyên.

Thời điểm tắm nắng tối ưu cho trẻ là 6-9 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều. Sau khi sinh 7-10 ngày bé đã có thể tắm nắng, mỗi ngày mẹ chỉ nên tắm rửa cho trẻ từ 10-15 phút. Và mỗi đợt tắm nắng chỉ nên kéo dài 10 ngày. Vào những ngày gió, se lạnh hoặc thời tiết chuyển mùa, mẹ nên tránh tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Mẹ hãy lau mồ hôi cho trẻ bằng khăn mềm sau khi tắm nắng và đặt trẻ vào thoáng mát, kín gió.

Kết luận

Kidslife hy vọng rằng bài viết về trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn, cha mẹ nên làm gì? trên đây sẽ giúp các phụ huynh vơi đi lo lắng và tìm được cách xử lý kịp thời cho con của mình. Các phụ huynh chú ý khi chưa rõ nguyên nhân thì không nên áp dụng các phương pháp hay mẹo dân gian cho bé, tránh khiến tình trạng ngày càng nặng nề hơn. Hãy tìm hiểu và xin lời khuyên từ bác sĩ và chuyên gia để giúp mẹ chăm sóc bé tốt nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *