Sự phát triển của trẻ – Các giai đoạn và cột mốc quan trọng

Sự phát triển của trẻ

Bé em như búp trên cành, chăm lo và nuôi dưỡng đảm bảo tốt nhất sự phát triển của trẻ là sứ mệnh thiêng liêng và cao quý đối đối với bậc cha mẹ. Ở từng giai đoạn khác nhau thì trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Các cha mẹ cần phải lưu ý để mang đến cho con sự chăm sóc tốt nhất. Sau đây, Kidslife sẽ đồng hành cùng quý cha mẹ để tìm hiểu về các giai đoạn trong sự phát triển của trẻ

Giai đoạn 1: Từ 0 – 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi 0 – 6 tháng tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Giai đoạn này, bé hình thành các kỹ năng cũng như tính cách trong suốt quãng đời sau này. Về mặt thể chất, các mẹ cần cố gắng lập một bảng theo dõi sơ đồ phát triển cho bé. Đồng hành cùng với bé, các mẹ nên quan tâm đến những thay đổi hco dù nhỏ nhất. Từ đó có các cách ứng xử phù hợp, cho bé được lớn lên trong niềm vui và thể hiện tính cách của mình.

0 - 6 tháng tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

0 – 6 tháng tuổi là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ.

Những thay đổi về cơ thể của bé trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi

Giai đoạn này, sự thay đổi và phát triển của trẻ được diễn ra theo từng ngày, từng tuần:

  • Sau khi sinh được 3 ngày, một số bé sẽ có nước da màu vàng. Tuy nhiên các mẹ cần an tâm bởi chứng vàng da sinh lý sẽ dần hết sau khoảng 1 tuần nếu không có gì đặc biệt.
  • Vị trí lưng (chỗ gần hông) sẽ xuất hiện hững vết chàm màu tím xanh, khi bé lớn dần sẽ hết.
  • Lông mày, cánh mũi và gáy có thể xuất hiện các đốm đỏ bằng hạt gạo. Các mẹ cũng đừng nên lo lắng! Bởi vì hiện tượng này sẽ dần biến mất khi bé được 1 tuổi.
  • Về giác quan: Mắt của bé lúc này chưa thể nhìn rõ được. Tai bé có thể nghe được các âm thanh to, vì thế nếu đóng cửa mạnh có thể khiến bé giật mình. Điều đặc biệt, bé có thể ghi nhớ được nụ cười đông thời học cách đáp lại nụ cười. Ngoài ra, bé còn có thể ghi nhớ giọng nói của mẹ.

Những thay đổi về cân nặng và vận động từ 0 – 6 tháng tuổi

Giai đoạn này là dấu mốc mới trong tổng thể các giai đoạn và cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, sự phát triển của trẻ rất nhanh theo từng tuần. Các mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng và bài tiết của bé. Đối với bé sơ sinh trong 1 tháng đầu, bé cần tăng ít nhất 100g/tuần, đi vệ sinh khoảng 5-10 ngày/lần.

Cách nuôi dưỡng bé sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi

Đây là thời kỳ quan trọng của hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mà là dưỡng chất không gì có thể thay thế được đối với bé trong giai đoạn này. Do đó, lúc mang thai và cho con bú, các mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi nhé!

Đồng thời, các mẹ nên nhận biết các dấu hiệu khi nào bé đói, bé no. Lưu ý không nên cứ thấy bé khóc là liền cho bú. Các mẹ hãy tìm hiểu đúng cách thông qua cách biểu đạt của bé. Từ đó đáp ứng chính xác để bé yên tâm và nín khóc. Song, ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên, bé đã có thể tập ăn dặm. Do đó, bố mẹ có thể luân phiên giữa việc bú sữa và ăn dặm hợp lý.

0-6 tháng là thời kỳ quan trọng của hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

0-6 tháng là thời kỳ quan trọng của hành trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Giai đoạn 2: Từ 6 – 18 tháng tuổi

Ở các giai đoạn và cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ thì những thay đổi và sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 6 – 18 tháng tuổi là khá nổi bật.

  • So với giai đoạn 1, lúc này bé đã cứng cáp hơn và phản ứng nhiều hơn với thế giới xung quanh. Một số bé biết bày tỏ thái độ và khóc khi có điều gì đó không bằng lòng. Về mặt thể chất thì tay, chân bé cũng khỏe hơn. Nếu mẹ bế đứng thẳng và đỡ, bé thậm chí còn nhún nhảy. Đến giai đoạn 6 tháng tuổi, bé đã dần nhận ra được mẹ, nhìn thấy mẹ sẽ cười, gặp người lạ sẽ bật khóc.
  • Khi bước qua giai đoạn 6 tháng tuổi thì giờ ngủ của bé ít hơn và thức nhiều hơn. Lúc này, các mẹ hãy rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ cho bé ngay. Nếu không rèn nếp bé ngủ sớm, đúng giờ sau này sẽ rất khó kêu bé đi ngủ sớm. Về mặt đại tiện thì số lần đi vệ sinh của bé cũng ít đi và dần đi vào quy củ.

Cách nuôi dưỡng bé từ 6 – 18 tháng tuổi

Giai đoạn này, nuôi con bằng sữa mẹ vẫn cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ hãy cùng bé sẵn sàng làm quen với việc ăn dặm. Tuy nhiên cần lưu ý, các mẹ không nên gây áp lực cho bé trong lúc ăn nhé!

Ngoài ra, cha mẹ hãy cố gắng cho bé vui chơi ngoài trời để con vận động. Một điều quan trọng nữa là hãy ghi nhớ lịch tiêm ngừa của bé. Cha mẹ cũng cần chuẩn bị các kiến thức cần thiết khi bé bắt gặp những dấu hiệu bé sốt, táo bón, nôn sau khi tiêm chủng hoặc khi sử dụng các đồ vật…

Từ 6 - 18 tháng tuổi bé sẵn sàng làm quen với việc ăn dặm.

Từ 6 – 18 tháng tuổi bé sẵn sàng làm quen với việc ăn dặm.

Giai đoạn 3: Từ 18 tháng – 6 tuổi.

Những thay đổi và sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 18 tháng tuổi – 6 tuổi:

  • Trước 18 tháng tuổi là giai đoạn bé được nghe nhiều hơn và hiểu về ngôn ngữ. Sau 18 tháng tuổi, đây chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. Bé có thể nói được nhiều từ đơn, có khi có thể nói những cụm từ 2 – 3 chữ,…
  • Giai đoạn này bé đã biết tư duy và suy nghĩ. Ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe, các mẹ cũng nên dạy bé kỹ năng cần thiết. Ví dụ như hướng dẫn bé thay quần áo, đi vệ sinh đúng chỗ hay tự xúc ăn,… Đây là gai đoạn mà bé cần rất nhiều sự kiên nhẫn từ cha mẹ đấy.
  • Ngoài ra, tính cách của bé bắt đầu được hình thành trong thời điểm này này. Nếu quan sát, các mẹ sẽ dễ dàng nhận ra bé thích âm nhạc hay vận động. Điều này cực kì quan trọng trong việc định hướng giáo dục bé sau này.

Cách nuôi dưỡng 18 tháng tuổi – 6 tuổi

Đây là lứa tuổi bé cực kì tò mò và hiếu động trong sự phát triển của trẻ. Do đó cha mẹ hãy dự phòng tai nạn đối với bé khi vui chơi, học tập. Ngoài ra, cha mẹ hãy tạo cơ hội để bé tự tư duy, suy nghĩ và trải nghiệm mọi thứ xung quanh.

Đồng thời cho bé cảm nhận được niềm vui khi hoàn thành tốt bất kỳ công việc nhỏ bé nào. Điều này sẽ góp phần cực kì quan trọng trong sự phát triển về sau của trẻ đấy.

18 tháng tuổi - 6 tuổi là lứa tuổi cực kì tò mò và hiếu động.

18 tháng tuổi – 6 tuổi là lứa tuổi cực kì tò mò và hiếu động.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về các giai đoạn đầu đời trong sự phát triển của trẻ. Kidslife tin rằng, qua bài viết này, các mẹ đã biết được cách chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất cho con bé. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, mẹ hãy để lại bình luận để Kidslife hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *