Bí quyết giúp hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh

Bổ sung lợi khuẩn bằng thức ăn hoặc men vi sinh để cải thiện hệ tiêu hóa

Trẻ em nói chung thường rất hay xảy ra các vấn đề về tiêu hóa. Nếu các mẹ không chú ý vấn đề này thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Sau đây, KidsLife sẽ cùng các mẹ tìm hiểu các bí quyết giúp hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh.

Dấu hiệu cho biết hệ tiêu hóa của trẻ em không khỏe mạnh

Khi còn nhỏ, các cơ quan trong hệ tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện. Do đó, khi các chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa kém thì bé sẽ chậm tiêu hóa. Từ đó gây ra các tình trạng xấu, ví dụ như: chướng bụng, nôn trớ, đầy hơi; ăn khó tiêu, phân sống, tiêu chảy hoặc táo bón; quấy khóc khi ăn, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng…

Khi hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, thức ăn sẽ được tiêu hóa và bài tiết hoàn toàn những chất cặn bã. Lúc này bé sẽ đi tiêu đều đặn và phân sẽ mềm, sệt. Song, bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng sẽ bú hoặc ăn dễ dàng hơn, tăng trưởng khỏe mạnh hơn.

Khi hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt

Khi hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt

Các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ em

Thông thường, các bệnh về đường tiêu hóa chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ. Sau đây là các nguyên nhân chủ yếu khiến hệ tiêu hóa của trẻ em không khỏe mạnh:

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ nhỏ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể: Tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển; niêm mạc dạ dày tiết enzyme và axit tiêu hóa ít hơn người lớn; thành ruột mỏng cũng khiến việc tiêu hóa không được tốt như người lớn. Do đó, khi cho trẻ nhỏ ăn thì các mẹ cần lưu ý ăn các laoij thức ăn dễ tiêu, phù hợp với từng lứa tuổi nhé!

Do chế độ ăn chưa khoa học và đúng cách

Điều mẹ cần chú ý đến nữa đó chính là thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, khoảng cách giữa các bữa ăn cần được phân bổ hợp lý hợp lý. Hạn chế sự thay đổi đột ngột khi ăn uống khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. Bởi đây chính là nguyên nhân dẫn đến trướng bụng, nôn trớ, đầy hơi, táo bón, sống phân,… ở trẻ. Một chế độ ăn khoa học, hợp lý góp phần rất lớn để hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh.

Chế độ ăn chưa khoa học là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa yếu đi

Chế độ ăn chưa khoa học là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa yếu đi

Do mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột

Khi tự ý sử dụng kháng sinh hoặc thuốc có thể tác động đến cân bằng của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Việc sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh dài ngày sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Từ đó gây rối loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến các tình trạng tiêu hóa không tốt, bé chán ăn.

Do không bổ sung lợi khuẩn cho trẻ đúng cách

Lợi khuẩn đường ruột đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Trong đó probiotic và prebiotic giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột từ đó tăng cường khả năng hấp thu. Sau khi bé uống kháng sinh sau mỗi đợt bị bệnh, các mẹ cần bổ sung lợi khuẩn cho trẻ một cách hợp lý.

Mách mẹ 5 cách xây dựng hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh

Để hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh, các mẹ hãy ghi nhớ cho mình một số bí quyết sau:

Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn là các vi sinh vật tốt cho đường tiêu hóa, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chúng góp phần giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh. Bởi các lợi khuẩn áp chế sự phát triển của các nấm men, hại khuẩn và vi rút gây bệnh. Theo nghiên cứu, tỉ lệ lợi khuẩn cần duy trì phải là 85% (hại khuẩn 15%) để con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bổ sung lợi khuẩn bằng thức ăn hoặc men vi sinh để cải thiện hệ tiêu hóa

Bổ sung lợi khuẩn bằng thức ăn hoặc men vi sinh để cải thiện hệ tiêu hóa

Những lợi khuẩn này thường cư trú ở hàng rào màng nhầy của niêm mạc ruột. Chúng có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của các lợi khuẩn khác. Từ đó duy trì và tái lập sự cân bằng hệ vi sinh trong ruột. Đồng thời phối hợp cùng với hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập.

Để bổ sung lợi khuẩn cho bé từ 2 – 6 tuổi, các mẹ có thể cho con ăn các loại thực phẩm lên men tự nhiên. Ví dụ như: sữa chua, natto, phô mai hoặc uống loại sữa công thức có bổ sung các chủng lợi khuẩn tự nhiên.

Thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn

Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu là điều không thể thiếu để hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh. Chất xơ có khả năng là phân mềm hơn, giúp dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ (từ 2 tuổi trở lên) cần được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng với 5g mỗi ngày. Ví dụ, nếu trẻ nhỏ được 5 tuổi thì cần cần bổ sung 10-15g chất xơ/ngày.

Các mẹ có thể bổ sung chất sơ cho con thông qua nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ. Ví dụ như các loại rau, đậu, trái cây, quả hạch hay ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, cần lưu ý nên tăng lượng chất xơ từ từ để hệ tiêu hóa có thời gian thích ứng, tránh tình trạng bé bị đầy hơi, đau bụng.

Chia nhỏ khẩu phần ăn

Việc ăn uống quá nhiều cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng do quá tải. Từ đó dẫn đến chứng đau bụng, đầy hơi hay rối loạn tiêu hóa,… Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều mà không nhai kỹ thì dạ dày phải vất vả hơn để tiêu hóa được thức ăn.

Với trẻ từ 2 – 6 tuổi, mẹ nên phân bổ đều các bữa ăn gồm ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ trong ngày. Mỗi bữa ăn cần cách nhau từ 2 – 3 giờ để hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, cần dạy bé thói quen nhai kỹ khi ăn. Bởi enzyme trong nước bọt sẽ được tiết ra nhiều hơn giúp hòa trộn đều với thức ăn. Từ đó hỗ trợ giải phóng các chất dinh dưỡng và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.

Chia nhỏ khẩu phần ăn để trẻ hấp thụ tốt hơn

Chia nhỏ khẩu phần ăn để trẻ hấp thụ tốt hơn

Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước

Để giúp hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh thì việc uống đủ nước là điều vô cùng quan trọng. Khi uống đủ lượng nước yêu cầu, thức ăn trong đường ruột sẽ di chuyển tốt hơn, giảm tình trạng táo bón. Với trẻ từ 2 – 6 tuổi, bên cạnh 3 cữ sữa hàng ngày, các mẹ nên cho con uống nước đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu trẻ không thích uống nước, các mẹ có thể thêm vài lát trái cây để bé dễ uống hơn.

Đảm bảo trẻ có chế độ vận động thể chất đều đặn và đầy đủ

Ngoài việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, vận động cơ thể thường xuyên cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh. Khi đó thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và di chuyển dễ dàng hơn. Ngoài ra, vận động thể chất còn giúp cho tuần hoàn máu, hỗ trợ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Các hoạt động thr lực phù hợp cho trẻ bao gồm: chạy nhảy, đi bộ, bơi lội, đá bóng, đạp xe,…

Kết luận

Trên đây là những bí quyết để hệ tiêu hóa của trẻ em khỏe mạnh. Kidslife tin rằng, qua bài viết này, các mẹ đã biết được cách chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhất cho con bé. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, mẹ hãy để lại bình luận để Kidslife hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *