Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học từ 6-12 tuổi

Ở độ tuổi đi học (từ 6-12 tuổi), trẻ sẽ trải qua những cột mốc phát triển quan trọng. Theo dõi bài viết cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học mà Kidslife cung cấp dưới đây sẽ giúp cha mẹ nắm được những phát triển cụ thể của con. Từ đó không phải lo lắng liệu con mình có vấn đề gì không và chủ động hơn trong quá trình nuôi con khôn lớn bạn nhé!

Các cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học

Độ tuổi đi học, các mốc phát triển của con rõ nét và mạnh mẽ nhất là từ 6-12 tuổi. Đây là giai đoạn quan trọng để con phát triển các kỹ năng, tâm lý, xã hội và trí tuệ. Vậy các con sẽ có những mốc phát triển cụ thể như thế nào?

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học – về mặt thể chất

6-12 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất của trẻ, cả về chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có biểu đồ phát triển không giống nhau, có trẻ vượt trội về chiều cao nhưng có trẻ phát triển chậm hơn. Vì vậy, nhiều cha mẹ thường tỏ ra lo lắng khi thấy con mình thấp bé hơn bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng, con sẽ nhanh chóng đạt được các cột mốc trong giai đoạn sau hoặc giai đoạn dậy thì.

6-12 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất của trẻ

6-12 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất của trẻ

Về kỹ năng vận động thô

Trong giai đoạn từ 6-12 tuổi, trẻ sẽ dần hoàn thiện các kỹ năng vận động thô như chạy, nhảy, nhảy lò cò, giữ thăng bằng, lăn lê, bò, trườn, đi xe đạp 2 bánh, vận động thể thao, bóng đá, bơi lội, trượt patin, …trẻ cũng có thể sử dụng tốt các dụng cụ làm vườn như xẻng trồng cây, chăm sóc cây, tưới nước, đục, búa, cưa, cuốc,…. Trẻ từ 10-12 tuổi có thể yêu thích một môn thể thao nào đó và giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.

Kỹ năng vận động tinh

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học từ 6-12 tuổi bắt đầu sử dụng và vận động tinh thuần thục như: Kỹ năng viết, cầm bút, vẽ các hình chi tiết, các nét chữ to, nhỏ, viết chữ thành thạo, đẹp, thẳng,.. Con có thể tự buộc dây giày chính xác, tự mặc trang phục của mình, tự trải tóc, vệ sinh cá nhân, tự sử dụng dao dĩa, thìa, đũa một cách chuẩn xác.

Con có thể sử dụng một số thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học tập của mình khi 10-12 tuổi như máy tính, iPad,.. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi cần có sự hỗ trợ và kiểm soát từ cha mẹ để đạt hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học về trí tuệ

Ở độ tuổi đi học từ 6-12 tuổi, trẻ phát triển mạnh mẽ về nhận thức và trí tuệ.

Từ 6-8 tuổi con bắt đầu biết đọc, đọc thành thạo, làm toán cộng trừ với 2-3 chữ số. Con bắt đầu hình thành nề nếp, kỷ luật, có sự độc lập trong nhận thức và tư duy. Con biết phân biệt bên trái, bên phải, có thể thực hiện các chỉ dẫn với 3-4 bước, có thể nhớ chính xác địa chỉ, số nhà của mình. Con có thể sao chép được những hình dạng phức tạp hơn, vẽ, tưởng tượng và diễn đạt bằng hình ảnh những ký tự, nét vẽ phức tạp hơn.

Từ 6-8 tuổi con bắt đầu biết đọc, đọc thành thạo, làm toán cộng trừ

Từ 6-8 tuổi con bắt đầu biết đọc, đọc thành thạo, làm toán cộng trừ

Từ 8-10 tuổi: Con đọc thành thạo, viết chuẩn từng nét cao thấp, cỡ chữ. Con tính toán phân số, cộng trừ nhân chia thành thạo, con nhận biết hình khối và tính toán nhanh. Con thích đọc và đọc nhiều hơn, đọc nhanh hơn. Tư duy của con hoàn thiện hơn, con phân biệt đúng sai và bày tỏ quan điểm của mình. Con có chính kiến của riêng mình và có thể phản biện, biện luận một cách chặt chẽ.

Từ 10-12 tuổi: Con có thể kể truyện, viết thư một cách hoàn chỉnh. Con có thể trình bày hoàn chỉnh một bài biện luận, hùng biện trong khả năng của mình. Con thích lãnh đạo, tự xây dựng các kế hoạch và đưa ra quan điểm của mình một cách dành dọt. Con thích khám phá, tìm hiểu và yêu thích một chủ đề nào đó. Con có cho mình một hình mẫu của riêng mình và gần như thích làm một người lớn thực sự.

Cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học về ý thức – tâm lý và mặt xã hội

Bước vào giai đoạn đi học, các con sẽ hình thành và phát triển mạnh ý thức về mặt xã hội của mình. Ở 6-7 tuổi, con có thể chủ động làm quen với bạn mới, chơi các trò chơi cùng bạn. Chia sẻ những đồ chơi, đồ dùng cùng bạn, con biết mượn đồ khi cần và trả đồ cho bạn khi sử dụng xong. Con cũng tự chủ trong việc giải quyết các mâu thuẫn với bạn bè. Từ đó, con năng động hơn và biết cách chơi với bạn bè sao cho tất cả đều vui vẻ.

Lên 8-10 tuổi, con đã có cho mình một nhóm bạn thân thiết, có thể chia sẻ với nhau những sở thích và trò chơi cùng nhau. Các con có xu hướng dành phần lớn thời gian để chơi cùng nhau, hoạt động thể thao cùng nhau, tin tưởng lẫn nhau. Con sẽ rất háo hức mỗi ngày để được lại những người bạn của mình. Thi thoảng các con có thể có mâu thuẫn và cha mẹ có thể trong một số trường hợp cần hỗ trợ trẻ.

Lên 8-10 tuổi, con đã có cho mình một nhóm bạn thân thiết

Lên 8-10 tuổi, con đã có cho mình một nhóm bạn thân thiết

Lên 10-12 tuổi: Con đã phát triển gần như hoàn thiện về mặt xã hội trong phạm vi trường lớp của mình. Con thậm chí có một số sự quan tâm tới bạn khác giới. Con không còn quấn quanh bố mẹ hay nhút nhát như trước nữa.

Một số vấn đề cần lưu ý ở độ tuổi đi học của trẻ

Với những cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học, cha mẹ sẽ nắm được những đặc trưng cơ bản ở từng cột mốc. Từ đó có thể có những hỗ trợ mang tính bước đệm cho trẻ. Với những trẻ chưa đạt được các mốc ở độ tuổi của con, cha mẹ có thể hỗ trợ và hướng con tới những cột mốc này để con có thể hoàn thiện.

Trong một số trường hợp, trẻ có thể chậm hơn các bạn một chút, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng và áp lực. Hãy dành thời gian để quan tâm con, kiên trì và hỗ trợ con để con có thể phát triển một cách tốt nhất.

Khi cha mẹ nghi ngờ trẻ phát triển quá chậm so với lứa tuổi, cha mẹ có thể đưa con đi khám chuyên môn để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu.

Cha mẹ hãy quan tâm con, kiên trì và hỗ trợ con trong các mốc phát triển này

Cha mẹ hãy quan tâm con, kiên trì và hỗ trợ con trong các mốc phát triển này

Kết luận

Trên đây là những thông tin tìm hiểu về các cột mốc phát triển của bé ở tuổi đi học. Hy vọng cha mẹ có thể nắm được và chủ động hơn trong việc đồng hành và giúp con phát triển một cách toàn diện nhất. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin, vui lòng để lại bình luận để được Kidslife giải đáp nhanh chóng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *