Bé mấy tháng ăn được trứng gà, trường hợp nào không nên ăn trứng?

Trứng gà là một trong những nguồn thực phẩm phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao, dễ ăn, được nhiều trẻ em yêu thích. Vậy, bé mấy tháng ăn được trứng gà? Nên ăn bao nhiêu là đủ? Ăn lòng trắng hay lòng đỏ? Trường hợp vào bé không nên ăn trứng gà? Bài viết dưới đây Kidslife sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!

Những tác dụng của trứng gà với sự phát triển của bé

Trứng gà rất giàu protein, canxi, vitamin D, E, A, B, sắt, kẽm, choline và nhiều axit amin thiết yếu khác. Ăn trứng gà mang lại nhiều lợi ích cho trẻ về sức khỏe thể chất và sự phát triển não bộ. Cụ thể:

  • Choline là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ của trẻ.
  • Vitamin D, canxi dồi dào giúp xương và răng chắc khỏe, phát triển tốt về thể chất và chiều cao.
  • Chất đạm protein, sắt, kẽm,… giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng của cơ thể.
  • Vitamin A tốt cho mắt
  • Các khoáng chất và axit amin khác rất cần thiết với sự phát triển toàn diện của trẻ

Có thể nói trứng là một trong những món ăn mẹ nên bổ sung trong thực đơn của trẻ ở nhiều độ tuổi, bao gồm cả người lớn, người già. Trứng gà luôn là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa các chất cần thiết cho hoạt động thể chất và tinh thần của con người. Tuy nhiên, ăn trứng như thế nào thì phù hợp với trẻ, bé mấy tháng ăn được trứng gà thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá và thảo luận qua nội dung dưới đây.

Bé mấy tháng ăn được trứng gà là thắc mắc của nhiều bà mẹ cho bé ăn dặm

Bé mấy tháng ăn được trứng gà là thắc mắc của nhiều bà mẹ cho bé ăn dặm

Bé mấy tháng ăn được trứng gà?

Trứng gà chứa nhiều năng lượng và dinh dưỡng, tuy nhiên, vì hàm lượng đạm cao và một số protein có trong trứng gà có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ có hệ tiêu hóa còn yếu hoặc cơ địa dễ bị dị ứng. Vậy bé mấy tháng ăn được trứng gà? Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu và những phương pháp ăn dặm cho bé hiện nay trên thế giới đều khuyên cha mẹ nên cho trẻ làm quen với trứng ít nhất khi đủ 7-8 tháng tuổi trở lên. Lúc này trẻ đã bước qua giai đoạn ăn dặm đầu tiên xuôn xẻ.

Vì các protein gây dị ứng cho trẻ nằm phần lớn ở trong trắng trứng gà. Do đó, các bé nên được làm quen với lòng đỏ trứng trước. Ban đầu ăn dặm, cha mẹ nên luộc trứng và tách riêng cho bé lòng đỏ với lượng ăn nhỏ. Bữa ăn với trứng đầu tiên nên thực hiện vào buổi sáng để nếu bé có gặp vấn đề dị ứng, cha mẹ cũng dễ dàng theo dõi và phát hiện. Đồng thời có thể thuận tiện trong việc đưa trẻ đi thăm khám nếu cần thiết.

Thứ tự cách cho bé ăn trứng gà

Bé mấy tháng ăn được trứng gà? Thứ tự và cách cho bé ăn trứng gà được các chuyên gia hướng dẫn như sau:

  • Từ 7-8 tháng: Nên cho trẻ làm quen với lượng nhỏ ở bữa ăn đầu tiên và lượng tối đa là không quá 1/2 lòng đỏ. Số lần ăn/ tuần: 2-3 bữa. Cách chế biến: Luộc, xào, rán.
  • Từ 8-12 tháng: Nếu bé không bị dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì ở giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 1 lòng đỏ trứng. Số bữa ăn từ 2-3 bữa/ tuần và có thể chế biến đa dạng hơn.
  • Từ 1-2 tuổi: Lúc này trẻ đã có thể ăn được 1 quả trứng hoàn chỉnh/ lần ăn, bao gồm cả lòng đỏ và lòng trắng. Mẹ có thể luộc cho bé ăn, nấu cháo, chiên hoặc xào đều được. Tuy nhiên, dù có là món bé đặc biệt yêu thích, mẹ cũng chỉ nên cho con ăn từ 2-3 quả trứng/ tuần.
  • Trẻ trên 2 tuổi: Các con có thể ăn trứng gà một cách hoàn thiện với những cách chế biến đa dạng như một người trưởng thành. Tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thế mà lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều. Trung bình từ 4-5 quả/ tuần là hợp lý.

Trứng gà có thể gây dị ứng, mẹ cần cho bé làm quen và ăn với lượng thích hợp

Trứng gà có thể gây dị ứng, mẹ cần cho bé làm quen và ăn với lượng thích hợp

Một số lưu ý khi cho bé ăn trứng gà

Ngay từ khi tập cho trẻ ăn trứng gà cho tới khi con có thể ăn cả quả trứng thì mẹ cũng cần lưu ý những nội dung sau:

Trứng cần được nấu chín kỹ

Vì trứng có thể có chứa vi khuẩn gây viêm ruột nên mẹ cần đảm bảo trứng đã được nấu chín hoàn toàn trước khi mời bé ăn.

Ngoài ra, để cẩn thận với những bé đang tập ăn trứng, mẹ nên rửa sạch vỏ trứng với nước muối loãng trước khi đập trứng. Cách này sẽ mang lại sự an toàn cao hơn cho bé vì một số vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt mà trứng lại là thực phẩm nhanh chín. Hãy luộc chín trứng rồi lấy lòng đỏ cho bé là cách thứ 2 để đảm bảo ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào đượng ruột của trẻ nhỏ.

Cho trẻ bắt đầu với một lượng nhỏ

Khi mới tập cho bé ăn trứng gà, mẹ hãy cho bé ăn với một lượng nhỏ khoảng 1 thìa con là đủ. Dù bé có đòi thêm mẹ cũng không nên đưa thêm. Hãy quan sát các biểu hiện của trẻ trong khoảng 1-2 ngày để chắc chắn là bé không bị dị ứng. Sau đó, lượng ăn mới từ từ tăng dần.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng

Mặc dù là thực phẩm tốt cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên ăn nhiều sẽ không tốt. Ăn nhiều trứng sẽ khiến trẻ không thích thú với những món ăn khác nữa. Tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn trứng theo chu kì từ 2-3 ngày/ lần.

Tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn trứng theo chu kì từ 2-3 ngày/ lần.

Tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn trứng theo chu kì từ 2-3 ngày/ lần.

Trường hợp nào trẻ không nên ăn trứng gà

Như đã nói ở trên, trứng gà có khả năng gây dị ứng. Vì vậy, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với trứng gà. Các biểu hiện dị ứng thường xảy ra khoảng 30 phút sau khi trẻ ăn trứng. Có thể dễ dàng quan sát những biểu hiện như:

  • Nổi mẩn, phát ban trên da, ngứa ngáy khó chịu
  • Đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy đi ngoài
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Tim đập nhanh, huyết áp thấp
  • Thậm chí có thể một số trường hợp sốc phản vệ và cần được cấp cứu kịp thời.

Vì vậy, những trường hợp sau cha mẹ nên thận trọng khi cho bé ăn trứng gà:

  • Trẻ có cơ địa dị ứng
  • Trẻ bị viêm da cơ địa nặng
  • Gia đình trẻ có bố hoặc mẹ dị ứng với trứng, mẹ cần hết sức thận trọng khi giới thiệu cho bé.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về bé mấy tháng ăn được trứng gà. Cách cho bé ăn và lượng ăn thích hợp theo từng độ tuổi. Hy vọng sẽ cung cấp tới mẹ những thông tin cần thiết để mẹ áp dụng một cách khoa học cho bé yêu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *